Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Khúc cua sợ hãi ở lô cốt khổng lồ trên đường phố Hà Nội


Theo báo cáo, đến cuối tháng 10, dự án đã hoàn thành thi công 419/419 trụ cầu khu gian, 112/112 trụ nhà ga, 81/112 xà mũ các nhà ga (khoảng 72%), cơ bản hoàn thành toàn bộ tầng 2, tầng 3 ga mẫu La Khê, toàn bộ 420 cọc khoan nhồi nhà ga Cát Linh, đục được 608 và lao lắp 494 trên tổng số 806 phiến dầm đơn giản. Trên công trường, 180 m cầu sông Nhuệ đúc hẫng cũng đã hoàn thành, thảm xong hạng mục đường tránh Quốc lộ 6.

Để đi từ Hào Nam sang Hoàng Cầu, ôtô, xe máy buộc phải chui dưới đoạn "hầm" dài chừng 100 mét là giàn giáo thi công dự án được lắp ráp khá tạm bợ, nhếch nhác.

Để thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), hàng loạt lô cốt được dựng lên dọc toàn tuyến. Nơi có hệ thống giàn giáo khổng lồ nhất chính là Hoàng Cầu​ -đoạn gần ngã ba Xã Đàn.

Các phương tiện từ hướng Xã Đàn rẽ trái vào phố Hoàng Cầu phải giảm ga, nối đuôi nhau bẻ cua để chui vào lô cốt.
Giờ cao điểm sáng và chiều, lượng xe cộ đông đã gây nên cảnh ùn ứ ở đầu lô cốt.
Tuy nhiên, lúc vắng lại là thời điểm gây lo lắng cho người đi đường hơn khi nhiều xe buýt phóng tốc độ cao bẻ cua để chui vào gầm hệ thống giàn giáo.
Chỉ một sơ suất nhỏ, rất có thể khối sắt thép này bị lay chuyển.

Đi bên trong như xuyên qua hầm. Dọc lô cốt tối thui, nhiều người phải bật đèn để băng qua.

"Hầm" dài hơn 100 mét, rộng khoảng 5 mét. Tuy nhiên, nhiều người không nhường nhau, mạnh ai nấy phóng thật nhanh để thoát qua. Và đèn phanh cả ôtô lẫn xe máy liên tục sáng.
Phía trên, công nhân mặc thường phục thắt dây bảo hiểm đứng chênh vênh làm việc.

Sáng 27/11, một mẩu sắt nhỏ bị gẫy rơi từ vị trí các công nhân đang làm việc xuống đường nhưng không trúng người.


Các đoạn giá đỡ giàn giáo vẫn còn nhiều lỗ không được bắt vít.

Phần lớn từ người già...
... đến trung niên đi qua đều phải ngó lên nhìn. Nhiều người cho biết, rất sợ khi phải qua đây.

Nhưng do không còn đường nào khác để băng qua vì vỉa hè đã gần như hết lối.

Người đi bộ chen lấn cùng dòng ôtô, xe máy để tìm cách chui qua lô cốt.
Phía chiều đường đối diện không có hầm nhưng ai cũng hồi hộp khi đi phía dưới hệ thống giàn giáo.
Phía chiều đường đối diện không có "hầm" nhưng ai cũng hồi hộp khi đi phía dưới hệ thống giàn giáo.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.

Chiều dài tuyến đi trên cao là 13,05 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435 mm và 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia), khu Depot rộng 19,6 ha tại Hà Đông, trang bị 13 đoàn tầu, khai thác với tần suất khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc thiết kế tối đa 80 km/h, vận tốc bình quân khai thác 35 km/h.

Tháng 10 vừa qua, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải điều chỉnh tăng vốn gấp 1,6 lần, lên gần 870 triệu USD so với dự kiến ban đầu là gần 8.800 tỷ đồng (tương đương 553 triệu USD).


Bộ GTVT cũng đã ký 2 hiệp định vay vốn, tổng số 419 triệu USD cho dự án và giải ngân được 3.960 tỷ đồng (tương đương 195 triệu USD), đạt 47% tỷ lệ vốn ODA đã vay.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét